Nhà cha tôi nằm ven sông Hương, Huế,
làm từ trước những năm 1975 và ở cho đến năm 2005, dĩ nhiên thường chịu
cảnh mỗi năm có vài trận lụt. Tôi sống ở đó 28 năm. Trận lụt kinh hoàng
năm 1999 là trận lụt đáng nhớ và sau đó vài năm, chính quyền cho chúng
tôi đến nơi ít lụt hơn nhưng những dấu ấn lụt cũng như câu chuyện về nó còn nhớ như in trong đầu một thành viên gia đình.
Bây giờ, khi không còn lụt nữa, tôi mới tỉnh táo và suy nghĩ ra một
vài điều, nếu như lụt lại xảy ra, tôi sẽ làm gì, tôi tin là có thể được
đấy. Thử xem những ai đã trải qua và sẽ qua có đồng tình không nhé! Nếu
bạn ở vùng có thể xảy ra lụt, trước khi lụt bạn sẽ phải chuẩn bị thứ gì?
- Lương thực dự phòng (gạo, mì tôm, muối mắm…và không hạn chế thị gà, thịt bò!), bếp dầu, bếp gas (nhớ lấy dây cột bình gas kẻo bị trôi), không có thì củi (nhớ là củi nào dễ cháy và chẻ sẵn), bật lửa, diêm… Đừng quên dầu gió, dầu tràm và …thuốc đau bụng. Mấy thứ này mà trước khi lụt không chuẩn bị thì cố sống mà đợi trực thăng đến cứu trợ nhé (điều đó liên quan đến mục “hậu cần tại chỗ” của công tác phòng chống lụt, và quan niệm “hãy tự cứu mình” không sai trong lúc này). Tất cả phải gọn gàng, có thể cho vào một hai cái bao tải gì đó để khi cần là xách lên trước liền, nếu năm đó không lụt thì đem ra xài, không hết “đát” mà lo. Cha tôi thường bỏ thêm vào “bao tải” tút thuốc “Đà Lạt” và vài chai đế…
- Việc kê đồ đạc là việc mất nhiều thời gian, công sức nhất và không phải ai cũng đủ sức mà làm. Mà nếu không có đàn ông thì gần như “bó tay” bởi khiêng tủ, giường, bàn ghế chất cao là việc nặng. Do đó, “nếu” nhà tôi còn lụt, tôi sẽ chuẩn bị trước những thứ sau:
- Khung giàn giáo xây dựng, theo tôi nghĩ 2 người thì cần 1 bộ, tức 2 khung đơn, nó có nhiều kích thước cao 1,7m; 1,5m; hoặc 0,9m. Nhà nhiều người thì cần nhiều hơn.
Thêm vài cây chéo cho an toàn – bắt buộc phải có.
Khung chính giàn giáo, 3 cỡ thông dụng.
Sàn thao tác: mỗi bộ cần 3-5 tấm, tùy cỡ. Tùy số người trong nhà-->bao nhiêu bộ mà tính.
Sàn
Sau khoảng 15p, không hơn, có thể lắp được một “sàn chống lụt” (cao hơn nền nhà khoảng 1.7m).
Sàn chống lụt
Bất đắc dĩ, lụt cao thì lắp chồng nó lên thành cái cao (hình sau cao hơn nền nhà khoảng 3,4m).
Nước cao đến thế là cùng
- Chỉ đưa lên con người và những vật dụng cần thiết, đừng đưa trâu bò lên vừa không an toàn lại thêm mai kia không đưa xuống được (chuyện này đã từng xảy ra). Con người là vốn quí nhất.
- Chỉ nên lắp trong nhà, lắp ngoài trời phải níu lại kẻo nước trôi. Nguy hiểm.
Khung giàn giáo và sàn thao tác lại khá nhẹ, việc lắp này rất dễ, chì nhìn hướng dẫn sơ qua là ai cũng có thể lắp được. Kết cấu này có độ chắc khỏi bàn vì dường như cả thế giới đang dùng trong các công trình xây dựng.
Khi lắp xong, mọi người có thể nấu ăn, ngủ nghỉ trên hệ giàn giáo này nhiều ngày một cách an toàn; khi xong lụt tháo nó ra, để gọn một chỗ để dành những năm sau.
Nếu đây là cách hay hoặc ứng dụng “tạm được”, mời các nhà hảo
tâm trợ giúp bà con vùng lụt mỗi nhà vài bộ, không nhiều tiền lắm đâu.
Các anh chị nào làm ngành xây dựng tính toán giá thành mỗi bộ giúp nhé!
Các công ty xây dựng có những hàng kho thứ này, nếu cái nào không dùng đến thì ủng hộ cho bà con giúp nào.
Không phải đi tới Mỹ hay Nhật mua vì kết cấu này thì ông thợ cơ khí làng nào cũng tự làm được.
Nếu dưới chân cụ bà này có một bộ giàn giáo thì an toàn hơn nhiều.
- Nếu bạn thấy bài này hay, chuyển giúp cho ông hàng xóm xem nhé.
- Nếu trời lụt, ông hàng xóm đã chuẩn bị cho nhà mình an toàn xong, nhớ ới qua bên nhà tôi để xem thiếu gì thì giúp nhau nhé.
- Bà con một số vùng tại TP HCM bị triều cường có thể chọn khung cao 0,9m.
- Ý tưởng bài viết của tác giả Lưu Ly được đăng trên Vnexpress