Trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay, bạn có một vị trí ổn định và
mức lương đáng mơ ước. Tuy nhiên, bạn vẫn không cảm thấy thỏa mãn với công việc của mình. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bạn:
1. Ngại đương đầu với thách thức
Một công việc ổn định, nhiệm vụ hàng ngày quen thuộc, lương đều đặn hàng tháng có thể khiến bạn thỏa mãn và gây ra tâm lý “ì”, không muốn phấn đấu thêm. Như vậy, trong dài hạn, sự nghiệp của bạn sẽ chững lại. Hãy cải thiện tình hình bằng cách bước ra “vùng an toàn” của mình, mở rộng tầm mắt tới những cơ hội phía trước. Những người thành công và phát triển không ngừng trong sự nghiệp là người biết nắm bắt cơ hội, đón nhận thách thức và không chần chừ biến ý tưởng thành hành động.
Hãy coi thay đổi như một công cụ học hỏi. Càng thử sức với nhiều cơ hội xung quanh, bạn càng trở nên thoải mái với sự bất ổn và thách thức. Hãy học cách kiểm soát thay đổi và phát triển cùng nó. Bạn sẽ mở rộng tầm mắt, tiếp cận những điều mới mẻ, sáng tạo và tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho mình.
2. Cưỡng lại sự phát triển và trưởng thành
Như đã đề cập ở trên, công việc diễn ra bình thường, không có biến động, thay đồi dễ dẫn tới sự tự mãn. Bởi vậy, bạn cưỡng lại sự phát triển và trưởng thành, ngừng học hỏi điều mới mẻ và không muốn được đào tạo trong những lĩnh vực mới giúp mình có đủ tư cách để thăng tiến trong công ty.
Sự nghiệp sẽ chững lại khi bạn thiếu khả năng, nền tảng kỹ năng và sự tự tin để phát triển. Hãy nhìn vào trong gương và tự hỏi “ Mình đã làm việc đủ thông minh để cải thiện bản thân một cách sâu sắc những tháng vừa qua? Mình có được đào tạo những kỹ năng cần thiết để phát triển?” Nếu câu trả lời là không, bạn có nhiều điều cần làm phía trước. Hãy bắt đầu bằng quan điểm cởi mở chào đón thách thức và mở rộng chân trời của mình. Hãy nghĩ về những thứ khiến bạn cảm thấy phấn khích và đừng trì hoãn thực hiện chúng.
3. Khó thể hiện bản thân
Trở ngại này phổ biến hơn bạn nghĩ. Rất nhiều người không biết cách thể hiện bản thân, đơn giản như không biết bày tỏ ý kiến trong cuộc họp hay sợ phát biểu trước đám đông, ngại “PR” bản thân… Khắc phục tình trạng này đòi hỏi bạn phải mạnh dạn, chịu khó luyện tập.
Trong cuộc họp, hãy chú ý quan sát cách mọi người bày tỏ ý kiến và đưa ra đề nghị. Làm thế nào họ thu hút sự chú ý và thể hiện bản thân một cách tự tin, chuyên nghiệp? Họ thể hiện một cách ồn ào để được chú ý hay cách tiếp cận của họ kích thích tư duy và duy nghĩ? Liệu họ chân thành?
Nếu biết cách thể hiện bản thân hiệu quả, bạn sẽ xây dựng mối quan hệ khách hàng hiệu quả hơn. Ngoài ra, các công ty thường quan tâm tới những nhân tài biết cách thể hiện bản thân, nghĩa là bạn thể hiện bản thân hiệu quả mà tự nhiên, chân thành.
4. Hợp tác với không đúng người
Những vòng kết nối bạn bè, mối quan hệ gia tăng thêm giá trị cho sự nghiệp. Người thành công được bao bọc bởi những muốn thành công của họ tiếp diễn. Thành công ươm mầm cho thành công và bạn nên giao lưu với những người tham vọng, nó khiến bạn tham vọng hơn. Hãy “biết chọn bạn mà chơi”, tích cực đẩy mạnh các mối quan hệ xã hội.
5. Không tôn trọng thời gian
Thời gian trôi qua chậm chạp khi mọi thứ khó khăn và không vui vẻ. Đây là trường hợp của những người đang “giậm chân tại chỗ” trong sự nghiệp. Bởi vì họ không quản lý thời gian một cách hiệu quả và năng suất, họ đang lãng phí một cách đáng tiếc.
Giải thoát khỏi những mắc kẹt đó đòi hỏi bạn phải nghĩ về cách khiến mỗi giờ, mỗi phút trở nên giá trị. Thời gian là tài sản quý giá nhất mọi người. Mọi người làm phức tạp sự nghiệp của mình bởi họ chỉ để ý tới những điều người khác nói mình cần làm, thay vì sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả để tìm ra câu trả lời của riêng mình. Những người khác có thể nêu ý kiến nhưng tự bạn phải xác định và tìm kiến sự thỏa mãn nghề nghiệp của chính mình.
1. Ngại đương đầu với thách thức
Một công việc ổn định, nhiệm vụ hàng ngày quen thuộc, lương đều đặn hàng tháng có thể khiến bạn thỏa mãn và gây ra tâm lý “ì”, không muốn phấn đấu thêm. Như vậy, trong dài hạn, sự nghiệp của bạn sẽ chững lại. Hãy cải thiện tình hình bằng cách bước ra “vùng an toàn” của mình, mở rộng tầm mắt tới những cơ hội phía trước. Những người thành công và phát triển không ngừng trong sự nghiệp là người biết nắm bắt cơ hội, đón nhận thách thức và không chần chừ biến ý tưởng thành hành động.
Hãy coi thay đổi như một công cụ học hỏi. Càng thử sức với nhiều cơ hội xung quanh, bạn càng trở nên thoải mái với sự bất ổn và thách thức. Hãy học cách kiểm soát thay đổi và phát triển cùng nó. Bạn sẽ mở rộng tầm mắt, tiếp cận những điều mới mẻ, sáng tạo và tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt cho mình.
2. Cưỡng lại sự phát triển và trưởng thành
Như đã đề cập ở trên, công việc diễn ra bình thường, không có biến động, thay đồi dễ dẫn tới sự tự mãn. Bởi vậy, bạn cưỡng lại sự phát triển và trưởng thành, ngừng học hỏi điều mới mẻ và không muốn được đào tạo trong những lĩnh vực mới giúp mình có đủ tư cách để thăng tiến trong công ty.
Sự nghiệp sẽ chững lại khi bạn thiếu khả năng, nền tảng kỹ năng và sự tự tin để phát triển. Hãy nhìn vào trong gương và tự hỏi “ Mình đã làm việc đủ thông minh để cải thiện bản thân một cách sâu sắc những tháng vừa qua? Mình có được đào tạo những kỹ năng cần thiết để phát triển?” Nếu câu trả lời là không, bạn có nhiều điều cần làm phía trước. Hãy bắt đầu bằng quan điểm cởi mở chào đón thách thức và mở rộng chân trời của mình. Hãy nghĩ về những thứ khiến bạn cảm thấy phấn khích và đừng trì hoãn thực hiện chúng.
3. Khó thể hiện bản thân
Trở ngại này phổ biến hơn bạn nghĩ. Rất nhiều người không biết cách thể hiện bản thân, đơn giản như không biết bày tỏ ý kiến trong cuộc họp hay sợ phát biểu trước đám đông, ngại “PR” bản thân… Khắc phục tình trạng này đòi hỏi bạn phải mạnh dạn, chịu khó luyện tập.
Trong cuộc họp, hãy chú ý quan sát cách mọi người bày tỏ ý kiến và đưa ra đề nghị. Làm thế nào họ thu hút sự chú ý và thể hiện bản thân một cách tự tin, chuyên nghiệp? Họ thể hiện một cách ồn ào để được chú ý hay cách tiếp cận của họ kích thích tư duy và duy nghĩ? Liệu họ chân thành?
Nếu biết cách thể hiện bản thân hiệu quả, bạn sẽ xây dựng mối quan hệ khách hàng hiệu quả hơn. Ngoài ra, các công ty thường quan tâm tới những nhân tài biết cách thể hiện bản thân, nghĩa là bạn thể hiện bản thân hiệu quả mà tự nhiên, chân thành.
4. Hợp tác với không đúng người
Những vòng kết nối bạn bè, mối quan hệ gia tăng thêm giá trị cho sự nghiệp. Người thành công được bao bọc bởi những muốn thành công của họ tiếp diễn. Thành công ươm mầm cho thành công và bạn nên giao lưu với những người tham vọng, nó khiến bạn tham vọng hơn. Hãy “biết chọn bạn mà chơi”, tích cực đẩy mạnh các mối quan hệ xã hội.
5. Không tôn trọng thời gian
Thời gian trôi qua chậm chạp khi mọi thứ khó khăn và không vui vẻ. Đây là trường hợp của những người đang “giậm chân tại chỗ” trong sự nghiệp. Bởi vì họ không quản lý thời gian một cách hiệu quả và năng suất, họ đang lãng phí một cách đáng tiếc.
Giải thoát khỏi những mắc kẹt đó đòi hỏi bạn phải nghĩ về cách khiến mỗi giờ, mỗi phút trở nên giá trị. Thời gian là tài sản quý giá nhất mọi người. Mọi người làm phức tạp sự nghiệp của mình bởi họ chỉ để ý tới những điều người khác nói mình cần làm, thay vì sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả để tìm ra câu trả lời của riêng mình. Những người khác có thể nêu ý kiến nhưng tự bạn phải xác định và tìm kiến sự thỏa mãn nghề nghiệp của chính mình.
Vũ Vũ - Theo Forbes, Dân trí